Từ xưa đến nay tỏi là một gia vị rất quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày nó mang lại hương vị đậm đà cho món ăn và cũng rất bổ dưỡng như chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và B6,..Tỏi mang lại nhiều lợi ích như vậy tuy nhiên ăn tỏi nhiều có tốt không hay tỏi có tác dụng phụ gì khi ăn nhiều hay không? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng của nicholasabrahams giải đáp giúp bạn nhé!
I. Thành phần dinh dưỡng trong tỏi
Tỏi là một gia vị quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng trong các bữa ăn và trong 100gr tỏi sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Protein | 6.36gr |
Carb | 33gr |
Calo | 150kcal |
Nước | 67.7gr |
Liquid | 0.5gr |
Glucid | 23.0gr |
Mangan | 1.300mg |
Kali | 373mg |
Bên cạnh đó tỏi còn là một gia vị chứa nhiều chất dinh dưỡng từ các vitamin nhóm B như B1, B2, B3 và B6 cùng nhiều hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe như hợp chất sulfur và glycosides. Đặc biệt tác dụng tuyệt vời từ tỏi kể đến là hàm lượng germanium và selen cao tương đương với các dược liệu như sâm, trà đỏ,..
II. Tác dụng tuyệt vời khi ăn tỏi
Trong nhiều nghiên cứu từ trước đến nay tỏi là một gia vị điều trị được nhiều loại bệnh trong y học. Hãy cùng xem một số tác dụng tuyệt vời của tỏi mà có thể bạn chưa biết đến nhé!
1. Tăng cường miễn dịch điều trị cảm cúm
Trong tỏi có chứa hàm lượng hợp chất sulfur cao có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch đề phòng các bệnh cảm cúm do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó hoạt chất hình thành trong tỏi là Allicin giúp điều trị bệnh cảm cúm khá tốt giúp dễ thở bớt ho,.. vì thế từ xa xưa đến nay người ta hay dùng tỏi để tăng miễn dịch và chống lại cơn cảm lạnh.
2. Giảm huyết áp cao
Khi nhắc đến những lợi ích của tỏi với sức khỏe không thể bỏ quên tác dụng của tỏi là làm giảm huyết áp. Khi ăn tỏi sống thì một enzyme là alliiase sẽ hình thành thành allicin có khả năng làm giảm huyết áp tương tự các loại thuốc chuyên dụng và chất polysulfides trong tỏi cũng thúc đẩy và mở rộng mạch máu từ đó làm giảm huyết áp. vì thế vói bệnh nhân cao huyết áp nên sử dụng tỏi mỗi ngày để giảm huyết áp hiệu quả.
3. Phòng ngừa và điều trị ung thư
Trong nhiều nghiên cứu tỏi có tác dụng đáng kể đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư nhát là ung thu đường ruột. Tỏi có thể ức chế quá tình nitrat biến nitrite trong dịch vị dạ dày hình thành nên nitrosmine giúp ngừa ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó với thành phần hàm lượng germanium và selen cao giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngừa sự hình thành gốc tự do từ đố chống ung thư hiệu quả.
Ngoài ra tỏi còn chứa hợp chất allicin giúp diều trị ung thư vòm họng quái ác có tỉ lệ tử vong khá cao.
4. Cải thiện xương khớp
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm mất xương ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh bằng cách tăng cường estrogen vì thế hãy bổ xung một lượng tỏi hằng ngày để giúp giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ nhé!
Và trong tỏi còn chứa nhiều chất như mangan, kali liên kết với các enxyme giúp chống lại sự oxy hóa cần thiết cho hình thành cưng và hấp thụ canxi.
5. Phòng ngừa bệnh tim mạch
Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu trong cơ thể giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa trên thành mạch máu và đây cũng là nguyên nhân chính giúp tỏi có thể phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Bên cạnh đó tỏi còn có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm tập trung tiểu cầu ở người lớn tuổi từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch do nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não.
6. Thải độc trong máu
Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng giúp loại bỏ độc hại trong máu nhằm tăng cường sự mạnh khỏe cho tế bào bạch cầu giúp thanh lọc máu tổ nhất. Vì thế hãy bổ xung tỏi hằng ngày để có một sức khỏe tốt nhất nhé!
7. Ngăn ngừa Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một loại bệnh có khả năng làm giảm trí nhớ ở tuổi già thậm chí không thể thực hiện nhiều công việc hằng ngày. Và trong tỏi có chất chống oxy giúp bảo vệ tế bào não chống lão hòa và ngăn ngừa các bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác điển hình là Alzheimer.
8. Bài thuốc hữu hiệu cho da
Allicin có trong tỏi giúp cản trở hoạt động của gốc tự do và vi khuẩn nhờ đó khi phân hủy allicin sẽ chuyển hóa thành axit sulfenic giúp phòng ngựa sẹo mụn, bệnh ngoài da và dị ứng.
9. Tốt cho nam giới
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn tỏi sống thường xuyên giúp nam giới tăng khả năng tình dục đặc biệt là nhiều úy ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương. Bên cạnh đó việc ăn 1 đến 2 nhánh tỏi hằng ngày sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch tốt cho nam giới.
III. Ăn tỏi nhiều có tốt không?
Tỏi là một gia vị quen thuộc và có nhiều tác dụng với cơ thể tuy nhiên việc ăn tỉ nhiều sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không tốt với cơ thể. Và dưới đây là một số tác dụng phụ khi bạn sử dụng lượng tỏi quá nhiều trong một thời gian dài và thường xuyên:
1. Tăng nguy cơ chảy máu
Khi bạn sử dụng quá nhiều tỏi sẽ tăng nguy cơ bị chảy máu đặc biệt là khi bạn đang phẫu thuật hay sử dụng thuốc làm loãng máu vì tỏi có đặc tính chống đông máu. Vì thế nếu đang trong trường hợp này bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng tỏi trong chế độ ăn uống.
2. Hơi thở nặng mùi
Khi ăn tỏi nhiều đặc biệt là tỏi sống bạn sẽ cảm thấy hơi thở của mình nặng mùi gây tự ti khi giao tiếp với người khác vì thế để giảm tình trạng này bạn hãy thử sử dụng đến một số cách sau:
- Trà xanh: Bạn nên nhai một vài lá trà hoặc nước chè đặc sẽ giúp bạn giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
- Chanh: Ngậm một vài lát chanh hoặc uống nước cốt chanh và súc miệng sau khi ăn là được nhé!
- Cần tây: Nhai sống cần tây sẽ giúp bạn át mùi tỏi sống nhanh chóng đấy!
- Nước muối: Pha một muỗng cà phê nước muối cùng một lý nước giúp bạn khử nhanh mùi hôi do tỏi gây ra.
3. Ợ nóng
Với bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên ăn tỏi nhiều vì tỏi có thể làm trương lực cơ ngực thực quản dưới và điều này gây ra tình trạng trào ngược dạ dày nhiều hơn.
4. Vấn đề về tiêu hóa
Nếu bạn ăn quá nhiều tỏi thì sẽ khiến đường tiêu hóa của bạn bị rối loạn vì trong tỏi chứa hàm lượng fructan nhiều mà đây là chất khó dung nạp vào cơ thể điều này sẽ khiến nó sẽ lên men trong ruột kết gây ra vấn đề với hệ tiêu hóa.
Vì thế để hiệu quả tốt nhất cho cơ thể các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên ăn 10gr tỏi mỗi ngày tương đương với 1-2 tép tỏi. Và bạn không nên ăn sống tỏi bằng cách cắn trực tiếp mà nên băm nhuyễn rồi để trong không khí từ 10 – 15 phút thì mới nên ăn nếu bạn muốn ăn sống còn có thể nấu chín và vẫn giữ được 60% tác dụng của nó hoặc bạn có thể tỏi ngâm dấm vẫn giữ được tác dụng của nó nhé!
IV. Một số lưu ý khi ăn tỏi
Và dưới đây là một số lưu ý khi ăn tỏi mà bạn cần chú ý tới kẻo rước họa vào thân nhé!
- Bệnh nhân sử dụng aspirin hay clopidogrel không nên sử dụng tỏi đồng thời vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Không nên ăn tỏi lúc đói vì sẽ gây cảm giác đầy bụng rối loạn tiêu hóa.
- Không nên đắp tỏi tươi vì sẽ gây bỏng và rát da.
- Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng tỏi vì có thể làm cho trẻ bị đau bụng qua đường sữa mẹ.
- Không nên ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, gà, trứng, cá trắm.
- Người đang bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống vì allicin sẽ kích thích thành ruột gây nguy hiểm.
- Người có thể trạng yếu không nên ăn tỏi nhiều sẽ làm tan khí huyết hao máu,..
Trên đây là toàn bộ những thông tin được các chuyên gia dinh dưỡng của nicholasabrahams.com gửi đến bạn về ăn tỏi nhiều có tốt không. Tỏi là một gia vị mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe tuy nhiên bạn cần biết sử dụng đúng cách đúng liều lượng mỗi ngày để nó phát huy tốt công dụng của nó kẻo biến lợi thành hại. Hãy lưu ý nhé! Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!