Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được thiết lập khoa học. Đặc biệt, 3 tháng đầu của thai kỳ, bởi đây là giai đoạn quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, hầu hết chị em đều băn khoăn 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con. Những loại thực phẩm trong bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ bầu trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
I. Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu quan trọng thế nào
Trong suốt thai kỳ, giai đoạn nào cũng là những dấu mốc quan trọng đối với cả mẹ và bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thì 3 tháng đầu được coi là giai đoạn có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển của thai nhi.
Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và có sự hình thành về hệ thống thần kinh, não, tủy sống. Song song với đó là sự phát triển của tim mạch, hệ tuần hoàn và những cơ quan nội tạng khác. Vào tháng cuối của giai đoạn 3 tháng đầu, hầu hết các bộ phận của thai nhi cũng dần được hoàn thiện.
Chính vì vậy, để thai nhi có thể phát triển toàn diện, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như canxi, sắt, vitamin… Nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ những dưỡng chất sẽ khiến thai nhi không đủ chất để phát triển toàn diện. Điều này có thể khiến trẻ khi sinh ra bị suy dinh dưỡng, dị tật…
Vậy nên, việc xây dựng thực đơn cho 3 tháng đầu cũng như thắc mắc 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con luôn được mẹ bầu quan tâm hàng đầu.
II. Mang bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?
Trong gia đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung những loại thực phẩm dưới đây để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và con.
1. Thịt nạc
Nếu bạn đang băn khoăn 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thì nên chọn các loại thịt. Bởi thịt lợn, thị bò hay thịt gà đều là những loại thực phẩm cung cấp protein rất tốt cho cơ thể. Các loại thịt nạc đỏ như bò còn cung cấp sắt, choline, vitamin B… đây đều là những dưỡng chất mà mẹ bầu cần cung cấp nhiều trong suốt thai kỳ.
2. Trứng
Trứng là nguồn cung cấp các loại vitamin A, D, E, K, B2, B6, B12; protein dồi dào và các khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như canxi, kẽm, selen… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Lưu ý bạn phải đảm bảo luôn ăn trứng được chế biến chín kỹ trong 3 tháng đầu thai kỳ nhé.
3. Các loại rau xanh
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thì lựa chọn tốt nhất chính là các loại rau xanh sẫm màu, bông cải xanh… Bởi thành phần dinh dưỡng của rau xanh rất đa dạng và cần thiết cho thai kỳ như vitamin A, C, K, sắt, canxi, kali. Bên cạnh đó, chất xơ từ các loại rau xanh còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ.
4. Sữa, sản phẩm từ sữa
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần tiêu thụ nhiều protein, đặc biệt là canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Vì thế, nếu chế độ ăn của bạn thiếu canxi tì có thể bị loãng xương sau này. Vậy nên, loại thực phẩm cung cấp canxi tốt nhất khi mang thai chính là sữa và các sản phẩm từ sữa.
Nếu bạn không dung nạp được lactose, thì nên chọn sữa chua để thay thế. Lưu ý, khi mang bầu bạn nên không sử dụng các chế phẩm từ sữa hoặc sữa chưa tiệt trùng nhé.
5. Các loại trái cây
Các loại trái cây như bưởi, bơ, chuối, cam, táo, dâu tây… giúp bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa cho mẹ bầu giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm giải đáp cho câu hỏi 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thì việc bổ sung dinh dưỡng từ các loại trái cây, rau xanh là tốt nhất.
6. Cá
Cá là nguồn cung cấp axit béo Omega-3, các loại vitamin D, E, B2 và khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, kali, phốt pho, magie, iốt. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của trẻ.
7. Hạt và quả hạch
Nếu bạn đang thắc mắc 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thì hãy chọn các loại hạt, quả hạch. Đây là nguồn cung cấp các chất béo lành mạnh, vitamin, protein, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, trái cây sấy khô cũng rất có lợi trong thai kỳ vì chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Chỉ cần bạn đảm bảo hạn chế khẩu phần ăn và tránh các loại kẹo ngọt để ngăn lượng đường dư thừa.
III. Những lưu ý để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh
Bên cạnh việc biết được 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con, bạn cũng cần cân đối chế độ ăn uống, sinh hoạt và tránh những điều sau:
1. Không ăn kiêng khi mang bầu
Việc ăn kiêng để giảm cân trong quá trình mang thai tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và con. Khi ăn kiêng, mẹ sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, thay vì ăn kiêng, bạn hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với chế độ ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.
2. Hạn chế làm đẹp
Trong sơn móng tay chứa nhiều thành phần hóa học không tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy khi mang thai, các mẹ bầu không nên sơn móng tay. Ngoài ra, xông hơi hay massage cũng là nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật, sai lệch vị trí bào thai.
3. Tránh xa nhóm thực phẩm không tốt khi mang thai
Bên cạnh 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con, thì các mẹ cũng cần tránh những loại thực phẩm có tính hàn như nhãn, dứa, rau răm… Bởi chúng gây co thắt tử cung làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc động thai. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng đầu, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, những chất này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và hình dạng bào thai.
4. Hạn chế vận động mạnh
Trong những tháng đầu của thai kỳ, bạn nên hạn chế những hoạt động mạnh, việc nặng nhọc bởi chúng sẽ tác động lên bụng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuyệt đối không tham gia những hoạt động như lèo trèo hoặc đứng quá lâu vì sẽ làm cho tuần hoàn của máu gặp khó khăn.
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cũng không nên thức khuya, làm việc quá sức hay stress bởi sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Nêu muốn tham gia các hoạt động thể thao thì nên hỏi ý kiến các bác sĩ để có những bài tập, hình thức vận động phù hợp nhé.
Chắc chắn sau khi đọc bài viết này của nicholasabrahams chúng tôi, bạn đã tự trả lời được câu hỏi 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con. Hy vọng qua đây, các mẹ bầu sẽ tích lũy thêm được những kiến thức bổ ích và lựa chọn được các loại thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.